Bài giảng Lễ Tấn Phong Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân Giám Mục Lạng Sơn & Cao Bằng 03/12/2007

GIÁM MỤC, NGƯỜI VƯỢT QUA RANH GIỚI  “ĐẾN VỚI MUÔN DÂN – AD GENTES”

Kính thưa Đức Cha Chủ ṭịch HĐGMVN,  Quý Đức Tổng Giám Mục, Quý Đức Cha, Quý Cha Tổng Đại diện, Quý Bề Trên dòng, Quý tu sĩ , Quý Đại diện Chánh quyền  Và toàn thể cộng đoàn dân Thiên Chúa.

Tôi được Đức Tổng Giám Mục Hà Nội yêu cầu chia sẻ trong ḍịp lễ tấn phong tân giám mục của giáo phận Lạng Sơn.  Tôi không thể từ chối v́ì giữa hai giáo phận Lạng Sơn và Long Xuyên đã có sự liên hệ rất mật thiết.  Giáo phận Lạng Sơn là anh v́ì được thành lập là phủ doãn tông toà từ năm 1913, còn giáo phận Long Xuyên từ năm 1960.  Hai giáo phận có nhiều khác biệt: giáo phận Lạng Sơn ở biên giới cực bắc của tổ quốc, giáo phận Long Xuyên ở biên giới cực nam;  giáo phận anḥ thuộc miền núi rừng, giáo phận em thuộc đồng bằng sông nước. Tuy nhiên, sự liên hệ giữa hai giáo phận là sự liên hệ về nhân sự trong sứ mạng Giáo hội. Năm 1960 một linh mục của Lạng Sơn đã vượt ranh giới đ̣ịa phận ḿình, về đồng bằng sông Cửu Long trở thành giám mục tiên khởi của giáo phận Long Xuyên, đó là Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ. 39 năm sau, giáo phận Long Xuyên một lúc sinh đôi hai giám mục, một ở lại phục vụ giáo phận, một vượt ranh giới của giáo phận mình đến phục vụ giáo phận Lạng Sơn.  Và hôm nay, chúng ta hiện diện nơi đây để chứng kiến một linh mục thuộc tổng giáo phận Hà Nội, vượt ranh giới giáo phận thủ đô lên miền ngược để trở thành giám mục của giáo phận Lạng Sơn với khẩu hiệu “Ad Gentes”(đến với muôn dân). Cả ba ṿị, ĐC Micae Nguyễn Khắc Ngữ, ĐC Giuse Ngô Quang Kiệt, và ĐC Giuse Đặng Đức Ngân, đều vượt qua ranh giới với sách thánh, với mũ, với nhẫn và với gậy của ṿị mục tử để nhận trách nhiệm phục vụ Giáo hội đ̣a phương. Trong tì́nh liên đới giữa hai giáo phận LS và LX, và trong sự hiệp thông của tác vụ giám mục, tôi xin được chia sẻ với cộng đoàn chủ đề “Giám Mục, người vượt ranh giới để Đến Với Muôn Dân”.

Linh mục Giuse Đặng Đức Ngân hôm nay được xức dầu, trở thành đồng hì́nh đồng dạng với Chúa Kitô thượng tế, là người kế ṿị các tông đồ, cùng hiệp thông với giám mục đoàn của giáo hội hoàn vũ. Ngài có thể tuyên bố: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, v́ì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi(Lc 4, 18), sai tôi bước qua ranh giới đến giáo phận Lạng Sơn, một đoàn chiên nhỏ bé nhất trong 26 đàn chiên của Chúa tại Việt Nam”. Với Sách Thánh, nhẫn, mũ, và gậy của ṿĩ mục tử, Ngài bước qua ranh giới để thi hành tác vụ giám mục giữa cộng đoàn dân Thiên Chúa tại điạ phương này.

Quả thật, nhẫn, mũ và gậy trong nghi thức xức dầu tấn phong giám mục có một ý nghĩa rất đặc biệt.

Đức tân giám mục sẽ nhận chiếc nhẫn là biểu tượng cho cuộc kết hôn thiêng liêng với Giáo hội, cụ thể với Giáo hội đ̣a phương Lạng Sơn. Nhẫn giám mục của Đức tân giám mục cũng còn tượng trưng cho sự hiệp thông với các ṿị tiền nhiệm, đó là  Đức Cha Đại diện tông toà Felix Maurice Hedde Minh, Đức Cha đại diện tông toà André Réginal Jacques Mỹ, Đức Cha Vinh Sơn Phaolô Phạm Văn Dụ, và Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt. Nhẫn giám mục cũng còn là một mắt xích biểu tượng cho sự hiệp thông với giám mục đoàn của Giáo hội toàn cầu trong đó có Đấng kế vị Thánh Phêrô, và nhờ đó biểu hiện đặc tính tông truyền của Hội Thánh Công Giáo. 

Đức tân giám mục sẽ nhận mũ giám mục tượng trưng cho vinh dự của ơn gọi giám mục. Vinh dự của Ngài không phải vì ngài được chọn để trở thành người trổi vượt giữa muôn người. Nhưng vinh dự này phát xuất từ sứ mạng giữa lòng giáo hội, để trở thành người quan trọng trong con mắt của cộng đoàn dân Chúa (xLc 4, 20); quan trọng vì đi tiên phong trong đức tin, trong đức ái, và trong việc phục vụ (x. Mt 5, 14), và quan trọng vì vai trò người cha trong gia đình dạy đức tin cho con cái, trước tiên bằng gương sáng về đời sống đạo đức và cầu nguyện (1 Pr 5,3). Đây là chiếc mũ của trách nhiệm phụ tử trong gia đình của Thiên Chuá.

Đức tân giám mục cũng sẽ nhận gậy giám mục.  Gậy mục tử là dấu chỉ quyền hành để thực hiện chăm sóc đàn chiên với tinh thần phục vụ. Cây gậy với cây thập giá mang 3 chức năng tượng trưng của ṿị mục tử, là chăm sóc, hướng dẫn, và trách nhiệm đối với cộng đoàn dân Chúa để “cho họ được sống và được sống dồi dào” (Ga 10,10). Người mục tử với gậy trên tay sẽ đi tiên phong và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên (Mt 20, 28). Đây là cây gậy quản trị trong phục vụ và phục vụ trong quản trị.

Tuy nhiên, để nhẫn, mũ và gậy giám mục có ý nghĩa thực sự, Đức Tân Giám Mục còn được trao cho cuốn sách thánh. Sách thánh là biểu tượng cho sứ mạng giáo huấn của giám mục: giám mục phải là người phục vụ Lời Chúa và là thầy dạy đức tin. Chính sách thánh nhắc nhở cho Đức tân giám mục là hãy thi hành vai trò thầy dạy đức tin trong niềm tin vào Chúa Kitô, là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống (Ga 6, 14). Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặt ra lý tưởng của thầy dạy đức tin là “Phải bắt đầu bằng việc lắng nghe Lời Chúa và những người đối thoại với mình trong niềm xác tín rằng tất cả chúng ta đều hiệp nhất trong cùng màu nhiệm Lời Chúa về ơn Cứu Độ” (Hãy Đứng Dậy, Chúng Ta Đi, trang 43).

Với sách thánh, nhẫn, mũ và gậy của ṿị chủ chăn, Đức tân giám mục hôm nay bắt đầu cuộc hành trình ơn gọi đến với giáo phận Lạng Sơn.  Cũng như các vị tiền nhiệm của ngài, ngài phải bỏ lại sau lưng những liên hệ quen thuộc và thân thương để bước qua ranh giới đến một nơi xa lạ. Ranh giới đây là ranh giới địa lý và bổn phận tại nhà thờ chánh toà Hà Nội với bổn phận linh mục chính xứ, tại đại chủng viện Giuse với bổn phận cha giáo, và tại giáo phận Hà Nội với bổn phận linh mục tổng đại diện giáo phận; vượt ranh giới để đến thi hành sứ mạng tại Lạng Sơn, một giáo phận rất rộng về đị̣a lý bao gồm 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, và Hà Giang.  Ranh giới Đức tân giám mục phải bước qua cũng còn là ranh giới phân đị̣nh sứ mạng chăm sóc mục vụ và tái rao giảng tin mừng đối với hơn sáu ngh́n giáo dân,  và sứ mạng truyền giáo đối với trên một triệu rưỡi người chưa tin theo Tin Mừng. Đây còn là ranh giới văn hoá, truyền thống, tập quán, với cách sống và lễ hội của dân tộc kinh bên cạnh các sắc tộc khác như Tày, Nùng, Dao, Hoa, H’mông… Đây cũng còn là ranh giới phải bước qua để gặp gõ và đối thoại với các tôn giáo bạn, với chính quyền, với các tổ chức xã hội trong phần đất của giáo phận.  Đó là những ranh giới rất đa dạng, vô hì́nh và vị́ thế rất phức tạp và tinh tế.

Hiểu theo nghĩa này, sách thánh, nhẫn, mũ, gậy trong nghi lễ phong chức giám mục hôm nay sẽ luôn là sự nhắc nhở cho Đức tân giám mục về sự dấn thân cho sứ mạng mục tử của mình được thi hành trong tác vụ Lời Chúa, Bí tích, và Lãnh đạo tại giáo phận LS.  Thách đố cụ thể cho sứ mạng của Đức tân giám mục là xây dựng giáo phận LS thành “một giáo hội tham gia để làm chứng” ( TH/GHAC số 25), trong đó mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận, là linh mục, tu sĩ, và giáo dân đều sống đúng ơn gọi riêng và thi hành đúng vai trò của ḿình nhằm phục vụ con người. Đây phải một giáo hội hiệp thông để truyền giáo, và truyền giáo bằng sự hiệp thông (TH/GHAC số 25), hiệp thông trong nội bộ giáo phận, hiệp thông với Giáo hội Việt Nam, và hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ.

Nhưng trên hết, sách thánh, nhẫn, mũ gậy còn nhắc nhở cho Đức tân giám mục về cách sống của một giám mục. Cách sống này không chỉ là những bổn phận và quyền lợi, những trách nhiệm và quyền hành của một giám mục được ghi trong giáo luật và theo truyền thống của Giáo hội.  Nhưng trên tất cả, là cách sống theo gương Chúa Giêsu Kitô, Linh Mục Thượng Tế. Như Đức Kitô và hiệp thông với các giám mục tại Việt Nam, Đức tân giám mục sẽ ý thức rằng dân chúng tại giáo phận Lạng Sơn cần được thấy ĐGM của ḿình không chỉ “là một nhân viên từ thiện và nhà quản lý hành chánh, mà còn là một người đặt hết tâm trí vào những ǵì sâu xa của Thánh Thần, với đời sống luân lý ngay thẳng, bằng cầu nguyện, phục vụ nhiệt tì́nh, và hạnh kiểm gương mẫu” (TH/GHAC số 43) với cuộc sống toát ra những giá trị tinh thần theo truyền thống Á Đông là “từ bỏ, siêu thoát, khiêm nhường, giản ḍị và thinh lặng”  (TH/GHAC  số 23).

Như vậy, khi nhận sách thánh, nhẫn, mũ, gậy trong nghi thức tấn phong giám mục hôm nay, Đức  tân giám mục còn phải vượt qua ranh giới của bản thân với những thực tại hữu hình để đi vào huyền nhiệm của ơn gọi giám mục trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Và vì thế, ngài phải bỏ lại sau lưng chính cái tôi để vượt qua các hàng rào của tham sân si thường tình của con người, và đến gặp gỡ Chúa trong tha nhân. Với đức ái mục tử, ngài đang trên đường tự huỷ như Đức Kitô (Phil 2, 6-11) để trở nên mọi sự cho mọi người. Ngài đang là niềm hy vọng của giáo phận và của xã hội, của giáo hội và của thế giới, niềm hy vọng của một hạt giống chấp nhận ḅị chôn vùi và mục nát để sinh hoa kết trái (Ga 12, 24).

Để kết thúc bài chia sẻ, tôi xin mạn phép cộng đoàn cho tôi có đôi lời với Đức tân giám mục Giuse Lạng Sơn.

Kính thưa Đức Cha Giuse thân mến,

Khi chọn khẩu hiệu “Ad Gentes – Đến Với Muôn Dân”, Đức cha chấp nhận tiếp tục sứ mạng truyền giáo của Chúa Kitô và sống theo gương của Ngài.  Để thực hiện sứ mạng của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu đã vượt qua ranh giới giữa Thiên Chúa và con người để trở thành một người sống trong thế giới con người, bằng con đường tự huỷ của màu nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua, nhờ đó, Ngài dẫn nhân loại vượt qua ranh giới của con người và Thiên Chúa, để trở thành  Con Thiên Chúa sống trong Màu Nhiệm Nước Thiên Chúa. Cũng thật ý nghĩa khi Đức cha lãnh nhận tác vụ giám mục vào ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê, quan thày các xứ truyền giáo, Người cũng đã tự huỷ theo gương Thầy Chí Thánh, để vượt qua nhiều ranh giới và đến với các dân tộc Á Châu cho sứ mạng truyền giáo của Giáo hội. Tôi xin mượn lời ĐGH Bênêđitô XVI trong bài huấn dụ nói với hồng y đoàn ngày 24.11 vừa qua tại Rôma, để thưa với Đức Cha: “Đức cha hãy là tông đồ của Thiên Chúa Tình yêu và hãy là chứng nhân của niềm hy vọng Tin Mừng, chính điều này mà dân Chúa trông đợi nơi Đức cha. Thiên Chúa mời gọi Đức cha và giao phó cho Đức cha công việc phục vụ tình yêu, tình yêu đối với Chúa, tình yêu đối với Hội Thánh, tình yêu đối với anh cḥị em, phục vụ bằng sự hiến thân tối đa và vô điều kiện, đến nỗi có thể đổ máu mình ra vì anh em…”

Chúng tôi luôn hiệp thông với Đức Cha trong lời cầu nguyện và cùng đồng hành với Đức Cha vượt qua ranh giới của hoàn cảnh giáo hội và xã hội Việt Nam hôm nay. Amen.

Giuse Trần Xuân Tiếu
Giám Mục Giáo Phận Long Xuyên