Nhập Ðề

Chúng ta đều biết sách vở, văn, thơ, câu kinh ca tụng Ðức Maria đã được sáng tác vaø phát hành rất nhiều! Tuy nhiên, số lượng trên không có nghĩa những điều chúng ta biết về Ngài đã quá đầy đủ, ngược lại, có nhiều điều chúng ta biết về Mẹ Maria không chính xác lắm. Khi chiêm ngưỡng Mẹ trong các thánh đường, được trang hoàng như các bà hoàng... có thể chúng ta quên rằng Maria là một người đàn bà như bao người đàn bà khác trên cõi trần này. Năm xưa, khi Thiên thần Gabriel đến truyền tin cho Maria tại làng Nazareth (Lu-ca 1, 26-38), Maria chỉ là một thiếu nữ như bao cô con gái khác đồng lứa tuổi lớn lên trên mảnh đất Palestine. Cái lớn lao trong biến cố truyền tin chỉ thể hiện trong ánh nhìn trong sáng, qua tâm tình rộng mở đón mời, một ý chí cương quyết và nỗi hân hoan trinh trong, cũng vì Maria là cô thiếu nữ đã nói tiếng "xin vâng" và trung thành với lời hứa đó suốt cuộc đời.

Trong bài này, tác giả không chủ ý viết ca tụng Ðức Maria như nhiều tác phẩm khác đã viết hay hơn. Tác giả chỉ xin ghi lại những vấn nạn do một số câu hỏi thường được nêu lên khi nói đến Mẹ Maria. Những dòng suy tư dưới đây không phải để tranh luận nhưng chỉ muốn khai mào con đường khiêm tốn tìm hiểu Mẹ Maria như người tin đầu tiên, người môn đệ thứ nhất, Kitô hữu tiên phong và là mẫu gương. Vì vậy, chúng ta sẽ nói qua vấn đề Ðức Maria trọn đời đồng trinh; lòng tôn sùng chúng ta dành cho Mẹ và ý nghĩa cầu nguyện cùng Mẹ.

1. Vấn Ðề Ðồng Trinh

Trước hết, tác giả nhắc lại Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo về vấn đề này, và sau đó chúng ta cùng tìm hiểu Giáo Hội dựa vào đâu để giữ vững niềm tin đó.

Trong sách "Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo" số 499 ghi như sau: "Việc đào sâu thêm niềm tin vào sự làm mẹ mà vẫn đồng trinh của Mẹ Maria đã dẫn đưa Giáo Hội tới chỗ tuyên xưng sự trinh khiết thực sự và trọn đời của Mẹ Maria, cả trong việc sinh hạ Con Thiên Chúa làm người. Ðúng thế, sự sinh ra của Chúa Kitô "đã không giảm mất mà còn thánh hiến sự tinh tuyền của Mẹ Ngài. Phụng vụ của Giáo Hội tôn xưng Mẹ Maria là "Ðấng trọn đời đồng trinh" (Aeiparthenos). (Sách Giáo Lí của Giáo Hội Công Giáo, Thời Ðiểm California, Hoa Kì, 1995, trang 224.)

Giáo Hội luôn tin Ðức Maria trọn đời đồng trinh, và niềm tin này đã được đọc thấy ngay trong tín biểu các Tông Ðồ (Symbole des Apôtres): "Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta sinh bởi đức nữ đồng trinh Maria..."; rồi sau đó rất nhiều công đồng trong những thế kỉ đầu đã dàng từ ngữ "trọn đời đồng trinh" cho Maria. Bước đến thế kỉ thứ XIV, Ðức Giáo Hoàng Phaolô IV là người đầu tiên khẳng định trong một văn bản Maria trọn đời đồng trinh tức là "đồng trinh trước khi sinh (ante partum), đang khi sinh (in partu) và sau khi sinh (Post partum)".

A. Maria đồng trinh trước khi sinh. 

Maria sinh Ðức Giêsu không do việc ăn ở với người nam nhưng do quuyền năng Chúa Thánh Thần. Niềm tin này được hai thánh sử Mát-thêu và Lu-ca mạc khải: 

-- "Sau đây là gốc tích Ðức Giêsu Kitô: Maria, mẹ Người đã đính hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần" (Mt 1,18). Ðức Giêsu ra đời là một hành động sáng tạo của Thiên Chúa và Ngài trực tiếp can thiệp thế vào tiến trình sinh học. 

-- Thánh sử Lu-ca cũng khẳng định điều trên qua trình thuật truyền tin (1,26-38): "Maria thưa với thiên thần: việc ấy xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến chuyện vợ chồng! Thiên thần đáp: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên cô, và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên cô, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa." Thiên thần Gabriel khẳng định sự thụ thai qua việc can thiệp của quyền năng thánh diễn tả tính cách đồng trinh của Ðức Maria.

B. Maria đồng trinh khi sinh

Maria vẫn đồng trinh khi sinh Ðức Giêsu, tức là Maria không bị thương tích gì nơi thân thể. Hôm nay có nhiều người cho rằng điều này không thực tế và hỏi rằng Giáo Hội đã dựa vào đâu để khẳng định như thế. Nếu đọc lại trình thuật Truyền tin theo Lu-ca và đặc biệt nơi câu 1,35b: "Ðấng sinh ra thánh sẽ được gọi là con Thiên Chúa" (xem, Ignace de la Potterie, Marie dans la mystère de l'allianướce, Desclée 1988, trang 64). Từ "thánh" trong câu này cho biết cách con trẻ này được sinh ra. Theo truyền thống Lê-vi có nghĩa là con trẻ sinh ra không bị tì ố, trong sạch. Sứ điệp Gabriel mang đến cho Maria không những chứa đựng lời báo sự thụ thai trinh khiết của Chúa Kitô mà cũng còn sự sinh nở trinh khiết.

C. Maria đồng trinh sau khi sinh 

Maria vẫn đồng trinh sau khi sinh Ðức Giêsu tức là Ngài không ăn ở vợ chồng suốt cuộc đời còn lại. Ở đây có hai đoạn Thánh Kinh thường được trích dẫn để phủ nhận sự đồng trinh của Maria sau khi sinh con. Ðó là đoạn Mát-thêu 1,25; Lu-ca 2,7 và đoạn nói về anh em của Ðức Giêsu trong ba Tin Mừng nhất lãm. Chúng ta cùng nhau đọc lại những đoạn trên: 

-- Mt 1,25: "Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh ra một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu." Nhiều người cho rằng từ "cho" ở đây đã rõ ràng là Maria sau đó đã ăn ở vợ chồng với Giuse. Chúng ta cần để ý đến não trạng người Sê-mít khi đọc Thánh Kinh vì sách thánh được khai sinh ra từ môi trường đó. Vì thế, câu trên theo Mát-thêu nằm trong cách đoản ngữ của người Do Thái như chúng ta tìm thấy ví dụ theo sách Sáng thế, đoạn nói về nước rút sau trận hồng thủy 8,7: "và ông thả con quạ ra. Nó bay đi không về cho đến khi nước khô trên mặt đất." Nghĩa là con quạ cũng chẳng trở về sau đó.

Từ "cho đến khi" (heous ou) trong câu Mát-thêu 1,25 vì vậy không mang nghĩa rằng sau đó hai người ăn ở với nhau và sinh ra mấy người con khác. Từ này thường thấy trong Thánh Kinh như Thánh Vịnh 110,1: "Hãy ngự bên hữu Ta, cho đến khi Ta đặt quân thù làm bệ chân ngươi." Câu này là một câu sấm của Gia-vê nói về Ðấng Mê-si-a và Chúa Kitô đã thực hiện trọn vẹn lời sấm này (Xem Mát-thêu 22,44; 28,18). Chúng ta biết rằng quyền ngự bên hữu Chúa Cha của Ngài không ngừng khi quân thù bị đánh bại, nhưng đặc quyền đó mang tính cách vĩnh cửu. Thêm một ví dụ khác, trong đoạn nói về ông Mô-sê qua đời, tác giả sách Thứ Luật ghi: "Và người ta đã chôn cất ông trong thung lũng, ở xứ Moab, trước mặt Beth-Péor, nhưng không ai biết được mộ ông cho đến ngày nay." (Thứ Luật 34,6). Từ "cho đến ngày nay" theo Sách Thánh không có nghĩa là một ngày chúng ta chắc chắn tìm thấy mộ của ông Mô-sê (Xem thêm Sáng thế 8,7; 28,15; 2Sa-mu-en 6,23). 

-- Lc 2,7: "Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ..." Nhiều người đọc đoạn từ "con trai đầu lòng" và cho rằng sau đó có những người con kế tiếp. Một lần nữa, chúng ta phải để ý đoản ngữ theo người Do Thái, tức là trước đó Maria chưa hề có một người con nào. Ngoài ra, từ "con trai đầu lòng" còn nêu lên trách nhiệm và quyền hành của người con đầu lòng. Từ nay, trong quan niệm của người Do Thái, muốn nói đứa con thoát khỏi lòng mẹ lần đầu thuộc về Thiên Chúa và phải mua chuộc lại bằng của lễ hiến tế. Khi Lu-ca dùng tính ngữ "con đầu lòng" chỉ định Ðức Giêsu, tác giả sửa soạn áp dụng cho Ngài lề luật ghi lại trong sách Xuất Hành 13,2 và 13,13: "Hãy hiến thánh cho Ta mọi con đầu lòng: vật gì bất cứ, khai thông dạ mẹ... thì đều thuộc về Ta." Và Ðức Maria cùng Thánh Giuse đã tiến dâng Ðức Giêsu cho Thiên Chúa trong đền thờ tại thánh đô Giê-su-sa-lem (Lu-ca 2,22-28). Trong Cựu ước, khi Esau được sinh ra, chúng ta có cùng đoản ngữ như Lu-ca 2,7: "Tới ngày mãn nguyệt khai hoa thì bà (Rêbêca) đã sinh đôi. Ðứa đầu lòng sắc nó hung, cả mình nó như tấm áo lông choàng, bằng lông..." (Sáng thế 25,24-25). 

-- Ngoài hai đoạn văn Tân ước nói trên, một số người khác lại dựa vào những đoạn Tân ước nói về anh em Ðức Giêsu để phủ nhận Maria đồng trinh sau khi sinh. Những đoạn này đều nằm trong Tin Mừng Nhất Lãm. 

2. Những anh em của Ðức Giêsu

Tác giả Mát-thêu trong 13,53-56 nói về anh chị em của Ðức Giêsu được nêu ra trong bối cảnh Ðức Giêsu về thăm làng Na-da-rét. Ở cả hai đoạn Mác-cô và Mát-thêu đều ghi rõ tên những người anh em của Ðức Giêsu: "Gia-cô-bê, Gio-xê, Giu-đa và Si-mon". Ngoài những tên được nêu ra như trên, trong Tin Mừng còn thấy xuất hiện từ ngữ "anh em của Chúa" như: Mát-thêu 12,46-50; Lu-ca 8,29-30; Gio-an 2,12; 7,3.5.10; Công vụ tông đồ 1,14; Thư gửi tín hữu Ga-lát 1,18-19; Thư gửi tín hữu Cô-rin-tô 9,5.

Trong lịch sử, đoạn văn theo hai thánh sử Mác-cô và Mát-thêu như đã nêu trên, cũng như tất cả những đoạn văn nói về "anh em của Chúa" đã được một số người dựa vào đó để phủ nhận tín điều Ðức Maria "trọn đời đồng trinh". Vậy thì chúng ta phải hiểu thế nào từ ngữ "anh em của Chúa"? Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đưa ra những ý kiến như sau:

A. Xét theo khía cạnh ngôn ngữ

Trong tiếng Do Thái, dù là Híp-ri hay A-ra-mê, khi các tác giả dùng danh từ "anh em", chúng ta có thể hiểu vừa là "anh em ruột" hoặc là "anh em họ". Các người Do Thái thời Chúa Giêsu chỉ có một chữ được dùng để nói đến quan hệ họ hàng, từ anh chị em ruột đến họ hàng xa. Ðó là từ "ah", vì thế chúng ta phải hiểu từ này cũng có thể đề cập đến những người bà con xa gần của Ðức Giêsu, như cách nói mà chúng ta đã thấy trong Cựu ước. Trong sách Sáng Thế ở đoạn ông Abraham và ông Lót chia tay nhau, Abraham đã nói với người cháu mình như sau: "Sao cho đừng có sự tranh chấp giữa bác và cháu, giữa người chăm sóc súc vật của bác và người chăm sóc súc vật của cháu. Vì chúng ta là anh em với nhau!" (13,8; xem thêm 14,16; 29,15; Lê-vi 10,4; Thứ luật 9,3; 1Sa-mu-en 20,29; 2Vua 10,13; 1Sử biên niên 15,5; 2Sử biên niên 36,10... Ðó là ý nghĩa từ "anh em" trong não trạng người Do Thái. Khi viết Tin Mừng bằng tiếng Hi Lạp, các tác giả có nhiều từ rõ ràng hơn để chỉ định anh em ruột hay bà con họ hàng xa. Từ "adelphos" chỉ dùng để xác định anh em ruột hoặc anh em cùng cha khác mẹ chứ không bao giờ mang ý nghĩa anh em họ. Vì khi nói đến bà con họ hàng, tiếng Hi Lạp có từ "anepsios" như trong đoạn chào và lời chúc cuối thư thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-lô-xê 4,10: "Anh A-rít-ta-khô, bạn tù với tôi, gửi lời chào anh em. Anh Mác-cô, em họ (anepsios) ông Ba-na-ba, cũng gửi lời chào anh em..." Coi thì có vẻ rõ ràng, thế nhưng khi nói về các phần tử cùng chung một cộng đoàn hay người đồng đạo, tác giả cũng gọi họ là "anh em" (adelphos), như trong đoạn Tin Mừng Mát-thêu 5,22-24: "Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình (adelphos), thì phải bị đưa ra trước thượng hội đồng. Còn chửi anh em mình (adelphos) là quân phản đạo, thì phải bị lửa hỏa ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em (adelphos) đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em (adelphos) ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình." Vì ngay phần phân tích ngôn ngữ cũng không chác chắn lắm, nên từ "adelphos" đều mang hai nghĩa "anh em ruột" và "anh em họ".

B. "Adelphos" hiểu như anh em ruột và Ðức Maria không đồng trinh trọn đời: 

-- Như chúng ta thấy ở đoạn trên, số người này mang lí luận dựa vào một cách hiểu Tin Mừng Mát-thêu 1,25: "ông không ăn ở với bà, <BI>cho đến khi bà sinh một con trai..." và đoạn Tin Mừng Lu-ca: "Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con..." (2,7). 

C. "Adelphos" còn có nghĩa là anh em họ: 

-- Chúng ta thấy trong Tin Mừng có những chỉ tiêu cho từ "adelphos" mang một nghĩa rộng rãi hơn. Những người được nói đến như anh em của Ðức Giêsu thường được nêu lên như những người con của một bà mang cùng tên với Ðức Maria. Thật vậy, Gia-cô-bê và Gio-xê là con của một bà Maria khác chứ không phải Maria mẹ Ðức Giêsu. Chúng ta biết rõ ràng hơn khi đọc đoạn Tin Mừng Ðức Giêsu bị đóng đinh trên thập giá và chịu chết, do cùng tác giả Mác-cô ghi lại: "Nhưng cũng có mấy phụ nữ đứng xa xa mà nhìn, trong đó có bà Maria Mác-đa-la, bà Maria mẹ các ông Gia-cô-bê và Gio-xê, cùng bà Sa-lô-mê..." (Xem thêm Mác-cô 16,1 và Mát-thêu 27,55-56). 

-- Ngoài ra, hai lý luận dưới đây cho thấy ý về những người con khác mà Ðức Maria có thể có không vững: khi gia đình lên đền thờ Giêrusalem lúc Ðức Giêsu được 12 tuổi, Thánh Lu-ca chỉ nói chó Giuse, Maria và Giêsu; nếu như còn có những người con khác, chẳng lẽ hai ông bà lại bỏ chúng ở nhà! Hoặc giả như Ðức Giêsu có anh chị em ruột thịt thì không có lí do gì trên thập giá Ngài lại trối mẹ mình cho Thánh Gio-an.

Tóm lại, những câu Tin Mừng được trưng dẫn không vững để bác bỏ tín điều "Ðức Maria trọn đời đồng trinh". Thánh Kinh Tân ước không nêu vấn đề này rõ ràng hơn, và truyền thống Giáo Hội từ thế kỉ đầu đã nhất trí giảng dạy Maria trinh tiết trọn đời. Trong ngày Truyền Tin, Maria đã đáp lại lời thiên sứ "tôi không biết người đàn ông" biểu lộ chủ định giữ đồng trinh. Maria nghe theo tiếng nói nội tâm cho dù có thể ngay lúc ấy ngài chưa hiểu ý nghĩa sâu xa về sự đồng trinh của mình. Maria sống mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa, và việc lựa chọn giữ mình đồng trinh nói lên ý chí dành cho Thiên Chúa nguyên vẹn con người mình. Trong truyền thống Giáo Hội, điều Ðức Giêsu trinh thai trong cung lòng Maria mang ý chính Thiên Chúa là Cha đức Giêsu, và đồng thời Ngài mang thiên tính. Trinh thai là dấu chỉ ân huệ Thiên Chúa cho nhân loại. Trong cung lòng của Maria, Ðức Giêsu mặc lấy nhân loại mới dứt đoạn với nhân loại bị tổn thương bởi tội đến từ con người Adam. 

3. Lòng Tôn Sùng Dành Cho Ðức Mẹ 

Ngoài vấn đề Ðức Mẹ đồng trinh, khi nói đến Maria chúng ta cũng thường hay nghe tranh luận về cách kính ngưỡng của người Công giáo đối với Ðức Maria. Chúng ta thử cố gắng suy tư và đặt Ðức Maria vào đúng chỗ đứng của Ngài.

Chúng ta có những dấu vết về lòng tôn sùng đối với Ðức Maria ngay từ trong sách Tin Mừng, và một số văn bản khác của Tân Ước. Ðiều rõ ràng hơn cả là Tin Mừng theo thánh Luca đã dành hai chương nói về cuộc đời thơ ấu của Ðức Giêsu, và Ðức Maria đã giữ một vai trò quan trọng. 

Khi muốn tìm hiểu thêm về lòng tôn sùng Ðức Maria như một tình cảnh, thì điều này cũng được hình thành rất sớm trong lịch sử Giáo Hội, và đạt đến điểm cao nhất ở tiền bán thế kỉ XX. Ðọc lại dòng lịch sử, Công đồng Êphêsô năm 431 đã gọi Ðức Maria là "Theotokos" (Mẹ Thiên Chúa), từ sau Công đồng này, lòng tôn sùng đối với Ðức Maria phát triển mau lẹ. Các Giáo phụ đề cao Ngài như mẫu gương cho các Trinh nữ tận hiến cho Chúa; Ngài như mẫu gương đức tin... Sang tới thời trung cổ, Maria được ca ngợi dưới nhiều tước hiệu, như Ðấng làm trung gian, Nữ hoàng, Mẹ. Bước tới thời cận đại, một số thánh đã cổ động cho lòng tôn sùng Mẫu tâm, nhiều tác phẩm ra đời nói lên lòng tôn sùng chân chính đối với Ðức Maria, một trong những tác phẩm đó là cuốn sách nổi tiếng mang tên "Những vinh quang của Ðức Maria" do Thánh Anphonsô de Liguori biên soạn. Một số các dòng tu đã lấy tước hiệu như Vô Nhiễm, Thánh Gia... đặt tên cho mình, và đó cũng là cách tôn sùng đối với Ngài. Trong thế kỉ XIX và nhất là tiền bán thế kỉ XX, Giáo Hội tuyên bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, và nhiều Giáo Hoàng đã viết những thông điệp, văn kiện cổ võ lòng tôn sùng đối với Ðức Maria. Chính trong giai đoạn đỉnh cao của dòng lịch sử mà chúng ta thấy nhiều khi lòng tôn sùng bình dân đối với Ðức Maria đã đi quá trớn, như việc đặt Ðức Maria gần như choán chỗ Thiên Chúa. Cha René Laurentin, một chuyên gia người Pháp về "Maria luận" nhận định như sau: "Ngày nay, ở một số khu vực, có một sự căng thẳng giữa một bên là lòng sùng đạo hướng về Chúa Kitô và bên kia là lòng sùng đạo hướng về Ðức Maria..., tức là một bên qui tất cả về Ðức Mẹ, bên kia lại chẳng đếm xỉa gì tới Ngài. Chính vì việc biến lòng tôn sùng Ðức Maria thành thứ "tôn giáo Maria" trong thực hành đã gây nên phản ứng nghịch lại, và làm cho điều đó thành một thứ đạo không có Maria" (Question Mariales, 1963). Những người theo chiều hướng đó nghĩ rằng không thể làm gì nếu không trông nhờ Mẹ Maria, vì vậy lòng tôn sùng Ðức Maria kiểu đó, thay vì thực sự tỏ lòng kính Ngài lại làm việc ấy suy giảm hơn. Ví dụ, một trong những cách người ta nghĩ là biểu tượng cho lòng tôn kính Ðức Maria là lần hạt; và có người chỉ biết lần hạt Mân Côi một cách máy móc. Họ đọc 50 hoặc 150 kinh thật nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra ở đây là họ có thật sự suy gẫm cùng với Ðức Maria, đồng hành với Chúa qua các chặng đường Vui, Thương và Mừng? Bởi thế, ngay trong cách tôn sùng vừa nêu ra trên, chúng ta cần phải hiểu làm cách nào đặt tâm tình cầu nguyện vào trong đó, cho dù phải đọc ít kinh hơn. 

Tóm lại, một lòng tôn sùng Ðức Maria đích thực là phải đặt Ngài vào đúng chỗ đứng bên Chúa, dưới bóng Chúa và biết rằng vai trò của Maria chỉ phụ thuộc vào vai trò của Thiên Chúa.

Công đồng Vaticanô II trong hiến chế "Ánh sáng muôn dân" ở chương 8 câu 66 và 67 nói rất rõ về việc tôn kính Ðức Maria trong Giáo Hội: "Nhờ hồng ân Thiên Chúa, Ðức Maria được tôn vinh, sau Chúa Con, vượt trên hết các Thiên thần và loài người, vì Ngài là Mẹ rất thánh của Thiên Chúa và đã tham dự vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô; do đó Ngài đáng được Giáo Hội tôn vinh và đặc biệt sùng kính... Giáo Hội đã chấp nhận nhiều hình thức tôn sùng Mẹ Thiên Chúa, trong giới hạn của Giáo Lý lành mạnh và chính thống, tùy theo hoàn cảnh, thời gian và nơi chốn, hợp với tính khí cùng tinh thần của tín hũu; những hình thức ấy, qua việc tôn vinh Mẹ, cũng làm cho tín hữu nhận biết đúng đắn, yêu mến, làm vinh danh, và tuân giữ giới răn Chúa Con, vì Người mà muôn vật được tạo thành (Cô-lo-sê 1,15-16) và nơi Người, Chúa Cha hằng hũu "muốn có đầy đủ mọi sự" (Cô-lô-xê 1,19)... Phần các tín hữu hay nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Ðức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta." 

Mới đây, sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, trong mục số 6 nói về "Ðức Maria, Mẹ Chúa Kitô, Mẹ Giáo Hội" ở tiết 971 đã nói về lòng tôn sùng Ðức Trinh Nữ Maria như sau: "Tất cả các thế hệ sẽ gọi tôi là người diễm phúc" (Luca 1,48). Lòng thảo kính của Giáo Hội đối với Trinh Nữ Maria là điều nội tại của việc phụng tự Kitô giáo. Mẹ Maria đã được tôn kính một cách chính đáng trong Giáo Hội bằng một phụng tự đặc biệt. Thật vậy, từ thời xa xưa Trinh Nữ Maria đã được tôn kính dưới huy hiệu "Mẹ Thiên Chúa". Các tín hữu chạy đến xin Mẹ che chở và kêu cầu Mẹ trong những lúc gian nan và trong mọi lúc khốn khó (...). Phụng tự này (...) có có đặc điểm tuyệt đối duy nhất, nhưng không vì thế mà không chủ yếu khác với phụng vụ tôn th]2 được dành cho Ngôi Lời Nhập Thể cũng như cho Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, và rất hợp để phục vụ cho sự tôn kính này. Sự tôn kính Mẹ Maria được bày tỏ nơi các lễ phụng vụ dành cho Mẹ Thiên Chúa và trong các kinh Thánh Mẫu như kinh Mân Côi được coi là "bản tóm tắt của toàn bộ Phúc Âm."

Sau Công đồng Vaticanô II, tháng 2-1974, Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI ra tông huấn "Marialis cultus" (Tôn kính Ðức Maria). Maria là mẫu gương thờ phượng cho Giáo Hội và là bậc thầy dạy đường thiêng liêng cho mỗi người Kitô hữu. Ngài lắng nghe và đón nhận Lời Chúa với đức tin (Maria Virao giảngo audiens), Maria người nữ cầu nguyện (Maria Virao giảngo orans), Maria người nữ sinh con (Maria Virao giảngo pariens), Maria người nữ trao ban dâng hiến (Maria Virao giảngo offerens). Tông huấn cũng lưu ý người Kitô hữu khi thực hành việc tôn kính Ðức Maria:

-- tránh chỉ dựa vào tình cảm ướt át chứ không dựa vào sự hiểu biết đúng đắn về đức Maria cũng như chức phận của Ngài.
-- tránh mê tín tin theo những lời đồn thổi hay phép lạ đó đây.
-- tránh chỉ đề xướng những hình thức tôn kính bề ngoài nhưng không bám rễ sâu vào đức tin. 

Nói tóm, theo ngôn ngữ thần học, sự tôn kính chỉ được dành riêng cho một mình Thiên Chúa; vì vậy, qua cách tôn kính Ðức Mẹ, đôi khi người Công Giáo bị lên án đã dành cho Maria một chỗ đứng ngang hàng với Thiên Chúa. Trên nguyên tắc thì chúng ta chưa thấy một văn bản chính thức trong Giáo Hội muốn đặt Maria cùng hàng với Chúa Kitô hay Thiên Chúa Cha; nhưng trên thực tế đã có những hình thức thái quá đặt Ðức Maria vào chỗ mà thật ra chúng ta phải dành riêng cho người Con của Ngài. 

4. Cầu Nguyện Với Ðức Mẹ

Ngoài vấn đề tôn kính Ðức Maria, một vấn đề cũng thường được nhắc đến là việc cầu nguyện cùng Ðức Mẹ. Ðây là khó khăn thường xuyên mà các giáo phái Tin Lành gặp phải từ thời họ tách rời khỏi Công Giáo hồi thế kỉ thứ XVI. Hôm nay, ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo cũng có một số người đặt lại vấn đề cầu nguyện và nguyên tắc cầu nguyện cùng Ðức Maria. Câu hỏi có cần cầu nguyện cùng Ðức Mẹ hay không phải được suy nghĩ chung với vấn đề cầu nguyện cùng các Thánh. Giáo Hội có quan niệm rất rõ và luôn luôn cổ võ người tín hữu hãy cầu nguyện cho nhau trong tinh thần hiệp thông với Chúa Kitô. Mọi lời cầu được dâng trong tình anh em mang bảo đảm Chúa Kitô hiện diện hiệp thông, vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì Thầy ở đấy, ở giữa họ (Mt 18,20). Trong sách Khải Huyền, cuốn sách ghi lại những khó khăn mà người tín hữu tiên khởi gặp phải, tác giả khuyến cáo họ hãy giữ lòng hi vọng vào lời cầu nguyện của các Thánh: "Một Thiên thần khác đến đứng trước bàn thờ, tay cầm bình hương vàng. Thiên thần nhận được nhiều hương thơm, để dâng lên bàn thờ bằng vàng trước ngai Thiên Chúa, cùng với <BI>lời cầu nguyện của toàn thể Dân thánh. Từ tay Thiên thần, khói hương quyện theo <BI>lời cầu nguyện của Dân Thánh" (Kh 8,3-4). Giá trị lời cầu nguyện đặt trên sự kết hiệp với lời Chúa Kitô cầu, hầu để ta hiệp thông dễ dàng hơn với Ðấng Sống Lại. 

Vì vậy, dâng lời cầu nguyện lên Ðức Maria, nghĩ đến Ngài và nói với Ngài không phải là một điều bắt buộc, nhưng diễn tả nỗi vui mừng được gặp gỡ người mình thương mến. Ta cảm nhận niềm thích thú bên Ngài. Khi thương một người, chúng ta đâu đòi hỏi vội vã hay kêu họ giúp đỡ ta. Ðến với Ðức Maria cũng thế, không nhất thiết ta chỉ kêu cầu Ngài giúp đỡ. Nhìn lại kinh Kính Mừng: phần đầu chính là lời Thiên thần Gabriel chào Maria trong ngày Truyền tin, và khi đọc lại những lời này ta dâng lên Mẹ lòng cản phục; và chỉ ở phần thứ hai của bài kinh, ta mới nói lên những ước muốn. Chúng ta xin Ðức Mẹ cầu cho chúng ta vì Mẹ không phải là Thiên Chúa. Mẹ đứng cùng phía với nhân loại chúng ta. Bởi vậy không thể có sự nhầm lẫn trong đó. Mẹ Maria không thể nào giữ vai trò duy nhất của Chúa Giêsu. Chúng ta cầu cùng Mẹ bằng cách xin Ngài cầu cho chúng ta. 

a) Kinh Kính Mừng 

Kinh Kính Mừng có thể là kinh nguyện được đọc nhiều lần hơn cả trong các kinh nguyện. Hằng ngày có tới cả triệu người Công Giáo đọc ít nhất 1 lần, 3 lần, có khi cả một chuỗi 50 hoặc chuỗi 150. Hẳn đây là một Kinh quan trọng! 

Chúng ta cũng biết khi cầu nguyện tức là chúng ta thưa cùng Thiên Chúa Cha qua Chúa Con là Ðức Giêsu Kitô như đã nói trên. Nếu như đọc kĩ lại Sách Lễ Roma, chúng ta sẽ thấy cũng chỉ có một lời nguyện duy nhất được dành thưa với Chúa Kitô trong Thánh lễ <BI>"Mình và Máu Thánh Chúa Kitô": "Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trối lại cho chúng con bí tích Mình và Máu Thánh Chúa, để chúng con đời đời tưởng nhớ Chúa đã chịu khổ hình và sống lại vinh quang. Xin cho chúng con biết một niềm sùng kính mến yêu bí tích kì diệu này, để luôn được nghiệm thấy ơn Chúa cứu chuộc chúng con. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời." Và ngay trong Lễ Hiện Xuống lời nguyện cũng không được đặc biệt thưa lên cùng Chúa Thánh Thần. 

Nếu vậy thì tại sao lại có những kinh nguyện thưa cùng các nhân vật khác ngoài Thiên Chúa Cha, và những kinh nguyện đó mang ý nghĩa gì? Những kinh này vẫn thường được coi là những kinh phụ như những câu "Ðiệp xướng" (antiennes) hoặc những bài "Thánh Thi" (Hymnes). Những kinh này mang chức năng hiện tại hóa mối liên hệ giữa chúng ta trong sự thông công cùng các Thánh. Vì vậy mà chúng ta cầu nguyện cùng các Thánh. Từ thời Giáo Hội khai sinh, các tín hữu cảm thức mối liên hệ mật thiết với các vị Tử Ðạo như những người đã trải qua gian nan đau khổ để giữ lòng thủy chung với Thiên Chúa. Thánh Phaolô nói họ đã kéo dài trong thân xác hi lễ của Công Giáo của Chúa Kitô cho chính thân xác Người là Giáo Hội: "Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Ðức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh" (Cô-lô-xê 1,24). Các Thánh Tử Ðạo là những người chỉ dẫn cho cho chúng ta con đường Cứu độ; và vì thế chúng ta thấy xuất hiện lòng tôn sùng dành cho các Ngài ngay từ thế kỉ thứ II. Sau thời kì Giáo Hội bị bách hại, chúng ta thấy có những người bỏ đạo hay những kẻ tìm hại kẻ khác trở về ăn năn. Họ xin cùng những người trung thành với đức tin còn sống sót, và đôi khi còn mang trong mình thương tích can thiệp cứu giúp để họ được sám hối và được phục quyền.

Sao thời kì trên, vào khoảng thế kỉ thứ IV, chúng ta tìm được những dấu vết đầu tiên và những kinh nguyện thưa cùng các Thánh hiển tu hoặc cùng Ðức Maria; nhưng tất cả đều là những lời nguyện có tính cách riêng tư mà thôi.

b) Kinh Kính Mừng đến từ đâu và được hoàn thành vào lúc nào? 

Thời Giáo Hội khai sinh, các tín hữu không đọc kinh này. Vì vậy kinh Kính Mừng được hoàn thành theo dòng thời gian Lịch sử Giáo Hội. Các nhà khảo cổ dường như tìm thấy dấu vết câu đầu trong lời Thiên thần Gabriel chào: "Chairè" (Hãy vui lên) ghi trên bức tường một ngôi nhà ở Na-da-rét từ thế kỉ thứ III. Ngôi nhà này được các tín hữu đến thăm viếng rất sớm vì họ cho đó là nơi Ðức Maria đã sống qua biến cố Truyền Tin. 

Người ta cũng tìm thấy trong sa mạc xứ Ai Cập một chỉ thảo (papyrus) thời thế kỉ thứ III ghi lại một kinh nguyện thưa cùng Ðức Maria: "Dưới sự che chở nơi lòng khoan dung của Ngài, chúng con đến nương ẩn, hỡi Mẹ Thiên Chúa (Théotokos). Xin đừng từ chối những lời xin của chúng con, nhưng trong lúc cần thiết, xin cứu chúng con khỏi hiểm họa. [Ngài,] duy nhất trong sạch và được chúc phúc." (Papyrus số 470 hiện có trong Thư viện John Ryland ở Manchester).

Vào cuối thế kỉ thứ IV, Phụng vụ một vài Giáo Hội Ðông phương chọn một ngày để tưởng niệm Ðức Maria trước ngày lễ Giáng Sinh. Và người ta kính nhớ Ngài trong mầu nhiệm Nhập Thể, vì vậy họ chỉ lặp lại lời Thiên Sứ bằng cách chính họ thưa thẳng những lời đó với Ðức Maria. Phương pháp văn chương và hùng biện này được gọi là "phép hoạt dụ" (présopopée) tức là làm cho những vật vô tri hay những người đã qua đời nói, và qua cách này người ta thưa thẳng với một nhân vật trong quá khứ. Dần dà những lời nói theo phương cách hoạt dụ trở thành kinh nguyện. Bài giảng lễ xưa nhất theo phương cách này là của Giáo phụ Grégoire de Nysse, khi ngài giảng tại thành Césarée miền Cappadoce vào khoảng năm 370-378. Ngài chú giải lời Thiên thần Gabriel chào bằng cách kết hợp dân Chúa vào như sau: 

"Hãy nói lớn tiếng lên theo những lời của Thiên Sứ:
 Hãy vui lên, Ðấng đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng co
â [...] Từ nơi Ngài đã sinh ra Ðấng hoàn thiện trong phẩm giá và là nơi ngự sự sung mãn thiên tính.
Hãy vui lên, Ðấng đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng cô: 
Với Nữ Tì, có Ðức Vua
Với Ðấng Vô Nhiễm, có Ðấng thánh hóa vũ trụ.
Với người Ðẹp, có người Con đẹp nhất thiên ha
ïHầu cứu chuộc con người được dựng theo hình ảnh của Người."
(D. Montagna trong Marianum 24, 1962, trang 98-105). 

Trong một bài giảng khác, Grégoire de Nysse lấy lại lời Ê-li-sa-bét chúc tụng Ðức Maria:

"Em được chúc phúc hơn mọi người nữ" (luca 1,42).
Thật vậy, Ngài được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ 
Vì Ngài được chọn giữa mọi Trinh nữ,
Vì Ngài được xét xứng đáng thu nhận một Thiên Chúa như thế,
Vì Ngài đón nhận Ðấng cho đầy tất cả...
Vì Ngài trở nên kho tàng của viên ngọc thiêng liêng."
(Patrologie grecque 62, 766). 

Vào khoảng thế kỉ thứ V, hai lời chào của Thiên sứ Gabriel được gom lại như bản kinh còn lưu hành theo nghi thức Bizantin: "Kính mừng, trinh nữ Mẹ Thiên Chúa, đầy ơn phúc. Mẹ được chúc phúc hơn mọi người nữ, và hoa trái lòng mẹ được chúc phúc, bởi vì Mẹ đã sinh ra Ðấng cứu chuộc linh hồn chúng con." 

Cũng vào khoảng thời gian này, các tín hữu đã thêm vào lời Thiên thần Gabriel chào, danh xưng "Maria". Và cho mãi đến thế kỉ thứ XIII tên thánh Ðức "Giêsu" mới được thêm vào lời bà Ê-li-sa-bét chúc tụng Ðức Maria. 

Phần hai kinh Kính Mừng có một lịch sử gần hơn. Trong một số kinh cầu các Thánh được viết vào thế kỉ thứ VII. Ðức Maria cũng dã được khẩn cầu ngay sau Thiên Chúa: "Thánh Maria, cầu cho chúng tôi" (Santa Maria, ora pro nobis). Lời nguyện này sau đó được đọc thêm vào sau câu kinh Kính Mừng rút ra từ Thánh Kinh; ví dụ như Thánh Bernardin thành Sienne bên Ý ở thế kỉ thứ XV nói như sau: "Với lời chúc kết thúc kinh Kính Mừng: Ngài được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ (Luca 1,42), chúng ta có thể thêm: Thánh Maria, cầu cho chúng tôi là kẻ có tội." (Dichúng taionhữngaire d'Archéologie Chrétienne et de Liturao giảngie, 10, 2, 2059). Thể thức này cũng đã thấy ghi trong các sách nguyện kinh Nhật tụng ở khoảng giữa thế kỉ thứ XV. 

Phần cuối bản kinh "Khi này và trong giờ lâm tử" được ghi nhận lần đầu tiên trong sách Kinh nguyện Nhật tụng của dòng Phan Sinh năm 1525. Sách Kinh nguyện Nhật tụng do Ðức Giáo Hoàng Piô V cải tổ năm 1568 đã nhận lấy lời cầu này. Ngài cũng phê chuẩn đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng vào mỗi giờ Kinh Nhật tụng. Và từ đó kinh Kính Mừng như ta có ngày hôm nay được biết đến và được rộng rãi loan truyền đến mọi người. 

Từ đó kinh Kính Mừng trở thành khinh nguyện phổ thông nhất trong Giáo Hội mỗi khi các tín hữu đọc để tôn kính Ðức Maria. Chúng ta thấy như ghi trên, kinh Kính Mừng không phải là kinh nguyện cổ kính nhất dâng kính Ðức Mẹ, nhưng lịch sử hoàn thành đã trải dài hơn 10 thế kỉ (thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ XIV). 

c) Cầu cùng với Maria vì Ngài hợp tác chặt chẽ vào mầu nhiệm Nhập thế

Ngoài kinh Kính Mừng, trong truyền thống Giáo Hội còn có những kinh kêu gọi lời cầu bầu của Ðức Maria như kinh Lạy Ðức Mẹ Chúa Trời (Sub tuum praesidium), kinh Chào Nữ Vương (Salve Regina)... (xem các bản dịch đã được đăng trong Thời Ðiểm Công Giáo số 36&37, Linh mục Mai Ðức Vinh, Người Nữ Tuyệt Vời, trang 66-72). Chúng ta dâng lên Ngài những cần thiết thực tế với lòng tin tưởng Mẹ sẽ đưa lên Chúa Kitô và can thiệp cho ta. Ngoài ra có những kinh dâng lời ngợi khen như kinh Magnificat. Nhiều người lầm cho đây là một kinh ngợi khen Ðức Mẹ, nhưng đó là lời ngợi khen, ta ơn dâng lên Chúa cho những việc kì diệu Người đã thực hiện nơi Ðức Maria. Nhưng nếu có rất nhiều kinh Tạ ơn được cảm hứng từ nơi Ðức Mẹ thì cũng vì Ngài đã cộng tác chặt chẽ trong mầu nhiệm Nhập thể (như kinh Ave Regina Caelorum: Kính lạy Bà, vị nữ hoàng Thiên quốc). 

Tóm lại, cầu nguyện cùng Ðức Mẹ diễn đạt nỗi vui mừng gặp gỡ một Ðấng Thánh ngoại lệ, một người có lòng tin đáng được khâm phục. Mẹ là Ðấng Thánh ngoại lệ vì Ngài là Mẹ Ðức Giêsu: Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Mẹ đã sống ơn gọi một cách sâu xa để chúng ta phải thán phục. Tin như Mẹ đã tin, dù chúng ta ở trong một hoàn cảnh khác, với một ơn gọi khác. Cho nên cầu nguyện cùng Ngài nghĩa là ta cảm sự hiệp thông với một người thuộc nhân loại được Thiên Chúa chọn thi hành những việc kì diệu, Giáo Hội nhìn nơi Mẹ Maria để khám phá nghệ thuật đón nhận và ca tụng Ðấng Cứu Thế; và trong cuộc hành trình, người tín hữu được mời gọi hướng về Mẹ vì Ngài gợi cảm hứng và thúc giục họ mở lòng lòng nhận Lời Con Ngài.

Kết Luận 

Tạm kết vài hàng suy tư trên, chúng ta cùng nhau đọc lại số 487 ghi trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói về Ðức Mẹ: 

Nhiềm tin Giáo Hội Công Giáo về Ðức Maria dựng nền trên niềm tin nơi Ðức Giêsu Kitô, nhưng Giáo lý Giáo Hội về Ðức Maria lại soi sáng niềm tin Giáo Hội nơi Ðức Kitô.

LM. LÊ PHÚ HẢI, O.M.I.