Ngày 13 tháng 4

St. Pope Martinus I
(649-655)

Saint Pope Martinus IThánh Martin Ðệ Nhất sinh tại Toscane, nước Ý. Trước khi được chọn làm giáo hoàng thứ 74 của Giáo Hội Công Giáo, Ðức Martin từng là người đọc sách và là phó tế.  Khi Ðức Martin I làm giáo hoàng năm 649, Constantinople là thủ đô của Ðế Quốc Byzantine và Ðức Thượng Phụ Constantinople là vị lãnh đạo Giáo Hội có thế lực nhất của Kitô Hữu đông phương. Những tranh chấp hiện có trong Giáo Hội hoàn vũ thời bấy giờ lại càng thêm quyết liệt bởi sự cộng tác chặt chẽ giữa hoàng đế và đức thượng phụ.

Trong đế quốc của Hoàng đế Byzantin thời bây giờ đang có những lý thuyết lạc giáo và được nhà vua hổ trợ. Nhóm lạc giáo giải thích là Ðấng Kitô có hai bản tính, là thần tính và nhân tính, nhưng chỉ có một ý chí là thần tính hướng dẫn mọi hành động của Chúa Kitô mà thôi.

Giáo huấn được Giáo Hội Ðông Phương quyết liệt bảo vệ là cho rằng Ðức Kitô không có ý chí của loài người (*). Ðã hai lần, các hoàng đế chính thức lên tiếng bảo vệ lập trường này, lần đầu Hoàng Ðế Heraclius cho công bố bản tuyên xưng đức tin, và sau đó Hoàng Ðế Constant II ra lệnh bác bỏ vấn đề Ðức Kitô có một hoặc hai ý chí.

Sau khi nhậm chức không lâu, Ðức Martin đã tổ chức một công đồng ở Lateranô mà trong đó các sắc lệnh của vua bị kiểm duyệt, và đức thượng phụ của Constantinople cũng như hai vị tiền nhiệm đều bị lên án là sai lạc. 

Tu sĩ Maxime là một linh mục liền rời tu viện đến Roma báo động cho Ðức Giáo Hoàng tình trạng lạc giáo ở Constantinople. Ðức Giáo Hoàng Martin I liền cùng với Maxime tổ chức Công đồng Latran lên án lý thuyết lạc giáo của nhà vua. Nhưng nhà vua không chịu nhìn nhận sự sai lầm của mình mà còn lên án Martin I là rối đạo và đã lên ngôi Giáo Hoàng bất hợp pháp. Ðể đối phó, Hoàng Ðế Constant II cố vận động các giám mục và dân chúng chống đối đức giáo hoàng.

Sau khi thất bại trong mưu toan này, hoàng đế sai Olympius, quan tổng trấn Ravenna, bắt đức giáo hoàng đưa về Constantinople xét xử. Nhưng Olympius thất bại, và đến năm 653, quan tổng trấn mới là Theodore Collipas đã xâm chiếm Rôma và bắt giam đức giáo hoàng ở Naxos trong một năm trời. Sau khi điệu về Constantinople, Ðức Martin bị kết tội phản loạn và bị tử hình. 

Mặc dù các tra tấn đã được thi hành, Ðức Martin được thoát án tử nhờ sự can thiệp của Ðức Phaolô II, vị thượng phụ của Constantinope, là người đã ăn năn sám hối về hành động của mình. Bản án tử hình được đổi thành khổ sai chung thân.

Hoàng đế Byzantin gởi chiến thuyền đến Roma bắt Martin I giải về Constantinople dù là Martin đang bị bệnh. Trong cuộc hành trình dài binh lính đã hành hạ ngài rất tàn nhẫn.

“Trong bốn mươi ngày dài họ không cho tôi một chút nước để tắm rửa. Họ để tôi lạnh lẽo trong khi tôi đang sốt vì bệnh kiết lỵ, họ cho tôi ăn những đồ ăn làm cho tôi nôn mữa.”

Ðến Constantinople thì họ đem giam ngài vào nơi bí mật trong 93 ngày rồi lên án tử hình. Họ đem ngài ra ngoài công trường, họ hạ nhục bằng cách lột áo giáo hoàng và xé rách nát, họ choàng vào cổ ngài một chiếc xích sắt nặng nề, rồi kéo lết ông cụ già yếu ớt qua các đường phố. Trước sự đối xử quá ư tàn nhẫn, giáo chủ thành Constantinople dù là thuộc phe của hoàng đế cũng cảm thấy nhẫn tâm nên đã xin giảm án tử hình bằng cách lưu đày ra đảo Crimée.

Thánh Martin I đã chết tại đó vào năm 655 vì bị giam giữ cay nghiệt và đối xử quá ư tàn bạo. Maxime, người tu sĩ Byzantin vì cảm mến và vì cùng chung một chí hướng nên đã đi theo săn sóc ngài trong tình huynh đệ. Thánh Martin I là vị Giáo Hoàng cuối cùng chịu tử vì đạo.

PT Huỳnh Mai Trác
(VietCatholic News)