Đức TGM Ngô Quang Kiệt đến Roma nhận giây Pallium


VATICAN -- Vào ngày 29-6-2005 tại Đền Thánh Phêrô ở Vatican,
trong số 32 vị tổng giám mục nhận giây Pallium từ tay ĐGH
Benedictô XVI có đức tân TGM Giuse Ngô Quang Kiệt của TGP Hà Nội,
Việt Nam.
Đức TGM Hà Nội sang từ Hà Nội tới Roma vào ngày 26/6 cùng với
một phái đoàn gồm chừng 40 người, trong đó có người em gái,
một số các linh mục Hà Nội, các vị đại diện tổng giáo
phận Hà Nội tháp tùng Ngài.
Từ Hoa Kỳ có 3 phái đoàn cũng đến Roma trong dịp này để chung
vui với Đức Tổng, gồm có phái đoàn từ Florida do LM Châu hướng
dẫn gồm có 12 người trong đó có em ruột của Đức Tổng, một
phái đoàn gồm 5 thân hữu đến từ San Diego, California, và một phái
đoàn gồm 30 người do LM Trần Công Nghị hướng dẫn đến từ
Los Angeles, California.
Bên Đức có phái đoàn do Cha Nguyễn Trọng Qúi hướng dẫn, có thêm
Lm nguyễn Ngọc Long là bạn cùng lớp với Đức Tổng giám mục.
Từ Anh quốc, LM Huỳnh Văn Chánh cũng là bạn cùng lới với Đức
tổng cũng sang Roma vào dịp này để chúc mừng đức tân tổng giám
mục trong ngày trọng đại của Ngài.
Thêm vào đó, tại Roma còn có một số các linh mục và nữ tu
thuộc giáo phận Hà Nội đang du học tại đây, cộng thêm cả
mấy mục nam nữ tu sĩ đang hoạt động và làm việc tại Roma cũng
có mặt để chung niềm vui với Đức Tổng Giám Mục Hà Nội.
Vào sáng sớm ngày 28/6, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã
mời linh mục tu sĩ và giáo dân hành hương người Việt tham dự
thánh lễ do ngài chủ tế, dưới hầm, bên cạnh mộ thánh Phêrô
và mộ đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Buỗi lễ diễn ra rất
cảm động và nói lên sự gắn bó mật thiết của Giáo Hội
Việt Nam với Giáo Hội hoàn vũ do các thánh Tông Đồ và các Vị
Giáo Hoàng nối quyền. Trong số người tham dự gồm đủ thành
phần, đến từ khắp nơi cũng chứng tỏ tinh thần hiệp thông
của Cộng Đoàn Dân Chúa Việt Nam.
Một ngày trước khi nhận giây Pallium, Đức tân Tổng giám mục Ngô
quang Kiệt đã làm tiệc khoản đãi Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Roma,
cũng như chia sẻ tình hình của Giáo Hội tại quê hương với liên
tu sĩ.
Đúng vào ngày 29/6 lễ nhận giây Pallium, Đức TGM Kiệt ngay từ sáng
sớm đã phải dẫn tất cả các phái đoàn từ khắp nơi tụ tập
trước công trường thánh Phêrô để đưa tu sĩ và anh chị em giáo
dân vào tham dự nghi lễ tại Đền Thánh Phêrô. Năm nay thánh lễ
được tổ chức trong nhà thờ thay vì ngoài công trường như
nhiều lần trước đây. Vì số các tân tổng giám mục lên tới
32 vị, nên mỗi vị chỉ được chừng 100 vé vào cửa mà thôi.
Sở dĩ chính Đức Tổng phải đích thân dẫn phái đoàn vào
cửa là vì có sự cố xẩy ra làm mọi người băn khoăn đứng
ngồi không yên. 100 Vé vào cửa của Đức Tổng đã bị mất một
cách bí mật! Đáng lẽ vé này được trao cho trung tâm CIAM nơi Đức
Tổng cư cụ nhưng chờ mãi không thấy tới, nên sai người ra văn
phoìng Vatican lấy thì được báo cho biết đã có người trước
đó đến lấy số vé đó đi rồi. Việc ai đến lấy vé cho đến
nay vẫn còn là một bí mật khó mà biết được.
Dầu chính Đức Tổng Kiệt dẫn phái đoàn vào trước Đền Thánh
Phêrô, nhưng ban trật tự cũng không cho vào (lệnh rất nghiêm
ngặt chỉ có những người có vé mới qua cửa được mà thôi!).
Sự kiện này đã làm cho một bà Hà Nội kêu lên rằng: Thế là
chúng ta bị 'tắc' ở đây rồi”!
Trước sự kiện này đoàn con của Đức Tổng đều yên ủi Đức
Tổng mà nói rằng, “Thôi thì chúng con dâng sự khó khăn này cho
Chúa để cầu nguyện cho Đức Tổng mà thôi. Xin Đức Tổng cứ vào
tham dự nghi lễ, chúng con một lòng hiệp ý với Đức Tổng...”
Trong một tâm trạng phó thác, nhưng trái tim não nề của người
Cha khi thấy con cái phải vượt ngàn dặm trường tới đây mà không
được tham dự nghi lễ quan trọng này. Có người đã rưng rưng
giọt lệ đau khổ!
Có người phát biểu rằng: “Sự khó của Đức tổng có lẽ hãy
còn dài dài chứ chưa chấm dứt đâu, con đường theo Chúa lắm
thử thách vào chông gai”. Cả đoàn một 100 người bùi ngùi trước
cảnh chia tay giây phút này...
Một số người bỏ ra về, nhưng phái đoàn người Hà Nội vẫn
tiếc rẻ đứng chờ mãi... Và cuối cùng họ cũng tuần tự bằng
cách này hay cách khác “lọt” vào trong Đền Thờ được hết.
Sau này khi khám phá ra là tất cả các người đến từ Hà Nội đều
đã vào được nhà thờ tham dự thánh lễ với Đức Tổng, những
người khác nghe vậy đều phục cái tài “chui khéo léo” của người
dân đã từng sống trong những hoàn cảnh khó khăn thì đếu có
những cách thế ứng biến với những tình huống -- cho dù là có
khó khăn không thể vượt qua được -- cũng tìm ra cách vượt khó.
Xin bái phục những người con của giáo hội với những phương cách
độc đáo và khéo léo mà người thường không thể nghĩ ra được.
Cám đội ơn Chúa, tất cả anh em đi từ Hà Nội vì vậy bớt đi
phần nào tủi thân.
Trong nghi lễ trao Pallium, ĐGH Benedictô đã nhắc nhở các vị
mục tử như sau:
"Đây là biểu tượng nghi lễ hiệp thông nối kết Tòa Thánh,
Ngôi Vị Thánh Phêrô và Các Đấng Kế Vị Ngài với các mục tử
các Giáo Miền, và qua các Tổng Giám Mục, đến với tất cả các
giám mục trên toàn thế giới...”.
Trong nghi lễ hôm nay, ĐGH cũng không quên lưu ý mọi người về
sự hiện diện của Đức Thương Phụ Giáo Chủ Chính thống Đại
Kết thành Constantinople và ngài nói như sau: “Lẽ nào tôi không
gợi lại là quyền tối thương của Giáo Hội là chính tại Roma và
các giám mục của Giáo Hội Roma mà tiên quyết nhằm phục vụ cho
sự hiệp thông Công giáo. Khởi đi từ việc hai tử đạo của hai
Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, tất cả các Giáo Hội bắt đầu
nhìn nhận Đấng tại Roma như là điểm qui chiếu trung tâm cho sự
hiệp nhất tín lý và mục vụ”.
Ngài nói thêm rằng: “Ước chi Đức Trinh Nữ Maria ban cho chúng
ta nhận thức rằng việc mục vụ của ngôi toà Phêrô không được
xem là một cảm trở nhưng là một hỗ trợ trong con đường tiến
tới sự hiệp nhất”.
Giây Palllium là giây làm bằng lông chiên cừu, biểu hiệu quyền bính
trong chức vụ Tổng Giám Mục. Đó là một giây bề rộng chừng 4
phân, đeo trên vai vòng tròn quanh cổ, với 2 giải giây một thả
xuống phía trước ngực, một đằng sau lưng. Trên giây có 6 thánh
giá mầu đen. Giây này được đệt bằng lông chiên và chỉ sử
dụng khi mặc đồ lễ cử hành nghi thức phụng vụ, chỉ dùng
trong tổng giáo phận của mình mà thôi.
Giây len này bằng lông chiên, và những con chiên này được các
cha Dòng Khổ Tu thuộc Tu Viện Three Fountains (3 Giếng Nước ở
Roma) nuôi cho lớn lấy lông, và được Đức Giáo Hoàng làm phép lông
chiên mỗi năm vào dịp lễ kính thánh Agnes (cũng có nghĩa là Chiên)
vào ngày 21-1. Những chiên này lại được đưa tới cho các nữ tu
Dòng Biển Đức tại Vương Cung Thánh Đường thánh Cecilia để các
nữ tu cử hành các nghi thức khác trong tiến trình dệt thành sởi
Pallium.
Vậy giây Pallium có ý nghĩa gì đối với Giáo Hội địa phương?
Trong cuốn Chỉ Nam về Mục Vụ của Các Giám Mục xuất bản năm
2004, có đoạn nói về vị Tổng giám mục giữa chức vụ Liên Giáo
Phận, trong đó nhấn mạnh tới trách nhiệm hỗ tương mà các giám
mục phải liên kết với nhau, đặc biệt trong gianh giới tổng giáo
phận. Vị Tổng giám mục phải là người mang lại sự hiệp
nhất, liên kết hỗ tương, hỗ trợ và trách nhiệm lẫn nhau.
Dây Pallium cũng là dấu chỉ sự hiệp thông với Đức Thánh Cha và
Tòa Thánh Vatican. Đó là sự ràng buộc trung thành.
Vào ngày 30/6, dúng 11 giờ 45’ Đức Thánh Cha Benedictô XVI có
cuộc tiếp kiến đặc biệt cho các tân Tổng Giám Mục, thân nhân
của các ngài và phái đoàn do các Ngài dẫn dắt. Có chừng 100
linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam được tham dự cuộc tiếp
kiếp đặc biệt này tại sảnh đường Paul VI.
Mỗi Đức Tân Tổng Giám Mục sẽ được đưa 4 thân nhân của mình
lên bắt tay và chụp hình với Đức Thánh Cha để Ngài chúc lành.
Đức Tổng Ngô Quang Kiệt dẫn theo 2 người anh em và 2 người đại
diện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội lên gặp riêng với Đức Thánh
Cha.
Thiên-Ân
VietCatholic News (07/07/2005)
|