Ngày 02 tháng 4
Bl. Pope John Paul II (Karol Joseph Wojtyla)
(1920-2005)
Giáo hoàng Gioan Phaolô II tên thật là Karol Josef Wojtyla, sinh ngày
18/5/1920 tại Wadowice, Ba Lan. Khi còn trẻ ngài rất năng động
trong mọi lãnh vực: tri thức, hoạt động xã hội, thể thao
lẫn kịch nghệ...
Là một chủng sinh trong thời thế chiến thứ hai, Ngài phải
học thần học chui và được bí mật chịu chức linh mục ngày
1/11/1946. Sau đó qua Ý học và năm 1948 cha Wojtyla hoàn tất văn
bằng tiến sĩ thần học tại Roma.
Từ năm 1948 đến 1951, cha Karol Wojtyla làm linh mục phụ trách
giáo xứ ở thủ đô Krakow, một đô thị cổ nổi tiếng
của xứ Ba Lan. Ngài nghiên cứu triết học và giảng dạy môn
đạo đức học tại học viện Công giáo ở Krakow từ năm
1952-1958, đồng thời cũng là giáo sư tại Đại học Liblin vào
năm 1956. Năm 1960 Ngài được Ðức Piô XII bổ nhiệm làm giám
mục phụ tá của Tổng giáo phận Krakow và ngày 30/12/1963, Ðức
Phaolô VI nâng Ngài lên làm Tổng giám mục cai quản giáo
phận Krakow. Ít lâu sau Ðức Phaolô VI lại nâng Ngài lên làm Hồng y giáo
chủ của Ba lan ngày 26/6/1967.
Ngày 16/10/1978 Ngài đắc cử Giáo Hoàng thứ 264 kế vị ngai tòa Thánh Phêrô và
người kế nhiệm Đức Giáo hoàng
Gioan Phaolô đệ I - vị giáo hoàng của vầng trăng - vì triều
đại Ngài vỏn vẹn 33 ngày. Đây là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải là người Ý
trong suốt 600 năm kể từ thời Giáo hoàng Hadrian VI
(1459-1523). Ngài đã chọn tên hiệu kép là Gioan Phaolô II. Khi Đức
Hồng Y Jean Villot, niên trưởng hỏi: "Ngài lấy tước
hiệu nào?". Vị Tân Giáo Hoàng đáp: "Vì lòng tôn
kính, mến yêu và nhiệt tình đối với vị tiền nhiệm Gioan
Phaolô I và với Đức Phaolô VI là nguồn soi sáng và sức mạnh
của tôi, tôi xin chọn tên Gioan Phaolô Đệ Nhị (Gioan Phaolô
II)"

Ngài là một văn thi sĩ, là một triết gia, một nhà huyền bí,
một linh mục, một giám mục, một Tổng Giám Mục, một
Hồng Y, một nhà giảng thuyết và là một vị Giáo hoàng có
tầm ảnh hưởng bao trùm toàn cầu... Mà nhà viết hồi ký
George Weigel gọi Ngài “không đơn thuần là một con người
của thế kỷ, mà là một vị tiên tri của kỷ nguyên
mới”. Thật vậy cả thế giới biết tới Ngài, mang ơn Ngài
là Người đã đóng vai trò chủ động trong việc làm cho
thể chế Cộng Sản sụp đổ tại Âu Châu. Là gạch nối liên
kết và hòa giải những tranh chấp giữa các quốc gia dân
tộc, là linh hồn của giới trẻ toàn cầu, đặc biệt trong
những ngày Ðại Hội Giới trẻ Quốc tế hay những cuộc công
du tới các quốc gia. Ngài đã được trao tặng Gỉai Nobel,
giải thưởng Hòa Bình, một gỉai thưởng cao qúi nhất.

Ngài là vị Giáo hoàng trị vì lâu thứ ba trong lịch sử
Giáo
Hội sau Thánh Phêrô. Thánh Phêrô đã trị vì Giáo Hội 34 năm,
còn triều đại Ðức Gioan Phaolô II kéo dài 26 năm, 5 tháng và
17 ngày. Ngài là vị Giáo Hoàng đã siêu việt vượt xa tất
cả mọi vị Giáo Hoàng trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Ngài
đã thực hiện 104 chuyến công du quốc tế, đặt chân đến
129 quốc gia khắp năm châu bốn bể và bay tổng cộng 27 lần
vòng quanh trái đất. Riêng trong nước Ý Ngài thực hiện 146
chuyến viếng thăm mục vụ.
Ngài đã tôn phong 482 vị Hiển Thánh và 1,338 Chân Phước
nhiều hơn tất cả số các vị đã được phong thánh trong
lịch sử Giáo Hội từ trước tới giờ cộng lại. Ngài đã
cất nhắc 231 hồng y, một con số đông nhất trong lịch sử
Giáo Hội. Ấy thế mà Ngài lại rất khiêm nhường, rất
nhạy cảm trong mọi vấn đề nhất là với các vấn đề đại
kết và chính trị quốc tế. ..

Ngày 13 tháng 5 năm 1981, Ali Aga một tay súng người Thổ Nhĩ Kỳ đã mưu sát
Ngài ngay tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Roma nhưng bất thành.
Tháng 12 năm 1983 đích thân Ngài đã vào tù để thăm và tha
thứ cho kẻ đã bắn Ngài. Ngài đã tặng Ali một chuỗi tràng
hạt Mân Côi bằng bạc và tượng Mẹ Maria bằng cẩm thạch.
Chính Ali đã tự thú là Ðức Mẹ Fatima đã cứu Ngài, vì không
ai sống sót trước viên đạn của anh ta, thế mà dù Ðức Thánh
Cha lãnh đủ ba viên đạn xuyên vào bao tử mà vẫn còn
sống... Hành động độ lượng khoan dung của Ngài khiến Ngài
được mọi giới trên khắp thế giới kính trọng yêu mến và
thán phục.
Dẫu vậy, Ngài cũng không tránh khỏi những phê bình, chỉ trích
và chống đối đặc biệt trước những vấn đề gây tranh cãi
như ly dị, phương pháp ngừa thai và phá thai, hôn nhân đồng
tính và sự chung sống tiền hôn v.v...
Ngài có lập trường kiên định về
các vấn đề vốn gây nhiều tranh cãi, như bảo vệ mạng sống
con người chống lại tệ nạn phá thai, giữ vững đời sống
độc thân của Linh Mục, không chấp nhận phụ nữ làm Linh Mục.
Các phái đoàn đại diện Tòa Thánh Rôma tham gia tích cực
vào Hội Nghị LHQ về Dân Số và Phát Triển, tại Cairô ngày
15-9-1994; hằng năm ngài gởi nhiều Tâm Thư–nhất là vào dịp
Lễ Dầu, Thứ Năm Tuần Thánh, đến
để cổ võ và củng cố niềm tin của các Linh Mục.
Kỷ niệm Kim Khánh 50 Năm Linh Mục của ngài ngày
1-11-1946/1996, ngài đã gởi tác phẩm "Quà Tặng và Huyền
Nhiệm" để chia sẽ các Linh Mục bao cảm nghiệm thâm
sâu và trách nhiệm cao đẹp của ngài về thiên chức Linh mục.
Nhân dịp bế mạc Năm Thánh Mẫu 15-8-1988, ngài ban hành tông
thư Mulieris Dignitatem–Về Phẩm Chức Người Phụ Nữ,
nói về phẩm giá và ơn gọi của nữ giới. Ngày 29-6-1995,
ngài gởi Tâm Thư bày tỏ tình đoàn kết và lòng tri ân đối
với nữ giới, nhân dịp Hội Nghị Về Phụ Nữ tại Bắc
Kinh vào trung tuần tháng 7-1995.
Ngài chú tâm đến Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và đã
ban hành tông tuấn Fidei Depositum–Kho Tàng Đức Tin, ngày
11-10-1992, nhân dịp phát hành Sách Giáo Lý mới của Giáo Hội
như một công tác lớn mà Công Đồng Vaticanô II ủy thác phải
chu toàn. Trước đó, vào dịp kỷ niệm một năm lên ngôi
Giáo Hoàng, ngày 16-10-1979, ngài đã ban hành Tông huấn Catechesi
tradendi hướng dẫn về Việc Dạy Giáo Lý.
Đức Gioan Phaolô II thi hành sứ mạng giảng huấn. Ngài đã
ban hành khoảng 13 thông điệp, trong
đó có Redemptor Hominis–Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại
(4-3-1979), Veritatis Splendor – Huy Hoàng Chân Lý
(1993), Evangelium Vitae–Tin Mừng Sự Sống (25-3-1995), và Ut
Unum Sint–Xin Cho Được Hiệp Nhất
(25-5-1995); 31 tông thư trong đó có 16 Thư gởi các Linh Mục;
và khoảng 17 tông huấn, trong đó có Familiaris Consortio–Về
Gia Đình (22-11-1981), Christifideles Laici–Người Tín
Hữu Giáo Dân (30-12-1988), và Fidei Depositum–Kho Tàng Đức
Tin (11-10-1992).
Hiện đã có một bộ sưu tập
lớn các tài liệu giảng huấn này, tạo thành pho sách cả
ngàn trang, giảng giải ý nghĩa, đường hướng
của các Văn kiện Công Đồng Vaticanô II áp dụng vào cuộc sống
đạo của Giáo Hội Dân Chúa trong thế giới ngày nay. Giáo huấn
của Đức Gioan Phaolô II có ảnh hưởng rất lớn vào cục diện
thế giới. Điển hình như thi hành sứ mạng cứu chuộc
của Chúa Giêsu, thông điệp đầu tiên
của ngài–Redemptor Hominis-Đấng
Cứu Chuộc Nhân Loại (4-3-1979)
Đức Gioan Phaolô II luôn luôn nhiệt tình với đường
hướng Hiệp Nhất Kitô-Giáo của Công Đồng. Ngài vừa tiếp
nối hoạt động của Đức GH. Phaolô VI trong việc gặp gỡ,
thảo luận với các Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống, Tin
Lành, Hồi Giáo, Do Thái Giáo. Đáng chú ý nhất là cuộc tiếp
xúc thân mật Gioan Phaolô II với Đức
Athanagoras I, Thượng Phụ Chính Thống Giáo Trung Đông, ngày
29-11-1979, tại Phanar, Istanbul; cuộc gặp gỡ Gioan Phaolô II với
ngài George L. Carey, Tổng Giám Mục Canterbury, ngày 8-12-1996, tại
Vatican. Từ 23 đến 29-6-1997, đã diễn
ra Hội Nghị Đại Kết Lần Thứ Hai tại Graz ở Aùo, từ 23
đến 29-6-1996. Nay chỉ còn khó khăn là cuộc gặp gỡ giữa
Đức Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Alexi II Chính
Thống Nga, mà đáng lẽ đã được diễn
ra tại tu viện Cistercian ở Heiligenkreux, ngoại ô thủ đô
Vienna, Áo Quốc, vào ngày 21-22 tháng 6, 1997. Chúng ta hãy
hiệp dâng lời cầu nguyện.
Năm 2000, đỉnh cao của triều đại Gioan Phaol ô II. Tông
thư Tertio Millenio Adveniente–Ngàn Năm Thứ Ba Sắp Đến
(10-11-1994) chuẩn bị Năm Đại Thánh 2000, mừng kỷ niệm 2000
năm Chúa Cứu Thế giáng trần.
Trong những năm gần đây, sức khoẻ của Ngài bị xút giảm
nhiều: đầu năm 1992 Ngài phải giải phẫu cắt khối u trong
ruột, năm sau giải phẫu vai và năm 1994, Ngài bị gãy xương
đùi, năm 1996 mổ cắt ruột dư, 2001 Ngài mắc chứng bệnh
Parkinson... Đầu năm nay 2005, Ngài phải giải phẫu mở ống
khí quản rồi sức khoẻ của Ngài bị suy xụp đưa tới
những giờ phút nguy kiệt hôm nay... Ngài qua đời ngày 02 tháng 4 năm 2005 tại Vatican và được chôn cất trong hầm mộ VCTĐ Thánh Phêrô.
Ngày 13 tháng 5 năm 2005 lễ Đức Mẹ Fatima, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI
chính thức ban phép chuẩn cho mở án phong chân phước cho Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II. Và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã công nhận các nhân đức thánh thiện anh hùng của Đấng Đáng Kính Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày 09 tháng 12 năm 2009.
Ngày 14 tháng 1 năm 2011, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cho phép công bố nhìn nhận một phép lạ khỏi bệnh Parkinson một cách lạ lùng
của nữ tu Marie Simon Pierre Normand dòng Tiểu Muội Bảo Sanh Công Giáo (Petites Soeurs des maternités Catholiques) tại Pháp nhờ lời chuyển cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và ấn định
lễ tuyên phong Chân Phước ngày 01 tháng 5 năm 2011 ngày Chủ Nhật Thứ 2 Phục Sinh Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót.
Bài đọc thêm :
Cuộc khỏi bệnh
Parkinson một cách lạ lùng của nữ tu Marie Simon Pierre Normand,
người Pháp.
(Nhóm Tinh Thần tổng hợp theo Patron Saints &
Santi-Baeti-Testimoni & Vietcatholic)
|